Từ trước tới nay, vấn đề mua bán và thủ tục khi chuyển nhương, mua bán nhà đất luôn là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp. Nếu như không chuẩn bị thật tốt, chúng ta sẽ gặp phải một số rắc rối sẽ gây thiệt thòi cho chính mình. Chính vì vậy, với bài viết này Kitos Vietnam sẽ chia sẻ tới bạn một số kinh nghiệm về thủ tục chuyển nhượng và mua bán nhà đất khi cần.
Những giấy tờ cần thiết khi chuyển nhượng và mua bán nhà đất
Đối với việc chuyển nhượng
Muốn thực hiện chuyển nhượng hoặc mua bán nhà đất, người chuyển nhượng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng , giao dịch theo mấu.
- Dự thảo hợp đòng (nếu có)
- Bản sao giấy tờ tuỳ thân.
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.
Bộ hồ sơ đăng kí quyền sử dụng đất bao gồm:
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên…
Đối với việc mua bán nhà đất:
Khi mua bán những căn hộ chung cư, người bán cần chuẩn bị:
- Giấy phép đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề bất động sản.
- Hồ sơ chứng từ liên quan đến việc hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ thuế của chủ đầu tư.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng dất của cả khu đất dự án.
- Thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ dự án được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.
- Giấy phép xây dựng và các giấy phép khác liên quan đến việc xây dựng.
Khi mua bán nhà ở riêng lẻ, bên bán cần chuẩn bị giấy chứng nhận quyền sở hữu vài tài sản gắn liền với đất.
Xem ngay: Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất viết tay bản chuẩn nhất
Những lưu ý khi đặt cọc, chuyển nhượng hay mua bán nhà đất
- Kiểm tra tính chính danh của chủ nhà sở hữu bất động sản: Việc xem giấy chủ quền sử dụng đất, nhà ở lúc đang tìm hiểu thông tin, đàm phát có thể là bản photocopy nhưng khi đặt cọc bạn phải kiểm tra bản chính Giấy chủ quyền; So chứng mình thư nhân dân và người đứng trên giấy tờ đó có phải là 1 người hay không. Ngoài ra, cần xem khuôn mặt ngoài và chứng minh thư/ thẻ căn cước có phải là một không cũng là điều không thể bỏ qua. Việc xem Tính chính danh này vẫn chưa đủ. Người mua cần để môi giới xin photo môt bản mang lên Phường và Tổ dân phố xem người này có đúng là người chủ thực sự nhà đất đó hay không.
- Kiểm tra nhà có bị quy hoạch hay không: Việc kiểm tra này thường diễn ra trước khi đặt cọc. Vì thực tế nhiều căn nhà bán là do vướng quy hoạch. Người môi giới sẽ giúp chủ nhà điều tra các thông tin này, thường là môi giới khu vực họ sẽ nắm chắc vấn đề này nên chủ nhà cần tham khảo và lên tận Phòng Quản lý Đô thị tại UBND Quận, Huyện nơi bất động giao dịch.
- Cần xem xét bất động có bị chặn giao dịch chuyển nhượng: Một số bất động sản bị chặn giao dịch chuyển nhượng do vi phạm xây dựng, do chiếm dụng và tranh chấp, kiện tụng và đang bị thi hành án… và bị các phòng công chứng đưa vào dạng “cấm bán”. Nếu đặt cọc bất động sản này thì khả năng mất cọc là cao vì chủ nhà đang cố gài bẩy người mua và môi giới nhà đất.
- Soạn thảo Hợp đồng đặt cọc: Nếu hợp đồng đặt cọc được soạn bởi luật sư là tốt. Tuy nhiên, đầy cũng là loại văn bản không quá phúc tạp nên người mua nên yêu cầu môi giới soạn và gửi cho bên mua và bên bán xem trước để thống nhất các điều khoản trong hợp đồng đặt cọc này.
- Hợp đồng cọc không cần thiết phải công chứng: Nhiều người mua nhà, để “chắc ăn” kéo nhau ra phòng công chứng, theo chúng tôi đây là việc thừa và tốn thêm chi phí. Hợp đồng cọc được pháp lý công nhận khi hai bên ký vào.
Thủ tục và quy trình chuyển nhượng và mua bán nhà đất
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng kí tại cơ quan đăng kí đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng kí vào sổ địa chính.
Theo khoản 1, điều 188, Luật đất đai 2013, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị ke biên để thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Theo luật mua bán nhà đất, trình tự các bước chuyển nhượng nhà bao gồm:
- Bước 1: Người sang tên công chứng Hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng
- Bước 2: Mang Hợp đồng đã công chứng đến Văn phòng đăng ký đất đai làm thủ tục sang tên sổ đỏ
- Bước 3: Nhận phiếu hẹn trả kết quả
- Bước 4: Đến Văn phòng đăng ký đất đai nhận thông báo thuế theo phiếu hẹn, tiến hành đóng thuế theo địa chỉ ghi ở giấy thông báo.
- Bước 5: Sau khi đóng thuế, nộp lại biên lai đóng thuế và nhận Sổ đỏ về.
Thời gian làm thủ tục sang tên, mua bán nhà đất có sổ đỏ khoảng 15 ngày sau khi nộp đủ hồ sơ.
Có thể hiện tại bạn chưa cần thiết để sử dụng những kinh nghiệm này. Tuy nhiên, việc trang bị những kiến thức về việc chuyển nhượng hay mua bán nhà đất là vô cùng cần thiết. Những vấn đề vẫn còn chưa rõ, bạn có thể liên hệ tới những công ty luật uy tín để nhận được sự giúp đỡ. Hi vọng, những chia sẻ này của chúng tôi sẽ giúp bạn có them những kiến thức cũng như những kinh nghiệm cần thiết và cơ bản về chuyển nhượng và mua bán nhà đất.
Tham khảo các sản phẩm khóa cửa vân tay giá rẻ tại KitosVietNam tại đây để bảo vệ tốt nhất cho ngôi nhà của bạn!!!
Xem ngay: Top 10 khóa cửa điện tử hiện đại giá rẻ được ưa chuộng nhất trên thị trường
Xem thêm : Các bài viết hay nhất về nội thất phòng thủy cho gia đình