Rất nhiều người vì nhiều lí do khác nhau mà muốn mua những căn nhà cũ, thay vì xây mới hay mua nhà mới. Nhưng họ lại không có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này. Bài viết này của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và kinh nghiệm cơ bản nhất khi muốn mua một căn nhà cũ, bên cạnh đó là những kinh nghiệm mua nhà đất nói chung.
Những điều lợi và bất lợi khi mua nhà cũ
Những lợi ích khi mua nhà cũ:
- Nhà cũ có khoảng không rộng và thoáng mát hơn hẳn.
- Nhà cũ thường có kết cấu tốt.
- Nếu mua nhà cũ, bạn sẽ có cơ hội nhận được những thiết kế và cấu trúc, những kiến truc cũng như tác phẩm nghệ thuật cổ, độc đáo.
- Nhà cũ thường có vị trí đẹp.
- Nếu mua nhà cũ, bạn sẽ có lợi thế về giao dịch.
Những bất lợi khi mua nhà cũ:
- Tốn kém chi phí sửa chữa và bảo dưỡng.
- Đôi khi bất lợi về kiến trúc cũ, gây khó khan trong lói sống và sinh hoạt hiện đại.
- Nếu nhà cũ hoặc nhà dạng cổ có vị trí đắc địa, thì căn nhà đó chắc chắn sẽ có giá không hề rẻ.
- Nếu nhà cũ thuộc các khu chung cư, tập thể, bạn cần chấp nhận sự xuống cấp của hạ tầng.
Xem ngay: Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất viết tay bản chuẩn nhất!!!
Những kinh nghiệm cần biết khi mua nhà cũ để ở
Không phải muốn là chúng ta có thể tuỳ tiện mua một căn nhà cũ. Đôi khi những thứ bên ngoài chỉ đánh lựa thịgiacs và cảm nhận của chúng ta. Do đó, mỗi người ua cần thật sự tỉnh táo khi lựa chọn mua một căn nhà cũ:
- Vị trí ngôi nhà: Bạn cần cân nhắc xem ngôi nhà này có gần nơi làm việc, gần trường học của con, gần bệnh viện, chợ, siêu thị… hay không, bởi cuộc sống của gia đình bạn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí ngôi nhà.
- Tìm hiểu lịch sử mua bán: Khi mua một ngôi nhà cũ để ở, chắc chắn bạn phải quan tâm đến tính pháp lý của nó. Trước khi quyết định xuống tiền, bạn cần tìm hiểu xem ngôi nhà có đang được thế chấp ở ngân hàng, chủ sở hữu hiện tại có trong tình trạng nợ hay tranh chấp ngôi nhà không, giấy tờ ngôi nhà đã được xử lý rõ ràng chưa, có đang trong diện quy hoạch nào hay sai phạm diện tích gì không… Đối với những người duy tâm, bạn còn phải xem xét đến nguyên nhân bán của chủ cũ có liên quan tới các yếu tố tâm linh hay không?
- Kiểm tra chất lượng xây dựng: Giống như con người có tiền sử bệnh, công trình xây dựng cũng như vậy. Bạn nên tìm hiểu kỹ tiền sử bệnh lý ngôi nhà mà mình sắp mua. Trên thực tế, những ngôi nhà cũ có thể đã được trang hoàng lại để che đi những khiếm khuyết. 3 bệnh lý thường gặp ở nhà đã qua sử dụng là thấm dột, hệ thống điện nước và nứt nẻ. Nếu cảm thấy không chắc chắn, hãy nhờ những người có chuyên môn giúp bạn kiểm tra.
- Xem xét nội thất và kiến trúc nhà: Công năng sử dụng phù hợp là 1 trong 4 yếu tố chính của xây dựng. Vì thế, bạn nên xem xét kiến trúc ngôi nhà có phù hợp với gia đình mình không hay nội thất cần sửa chữa, thay thế những gì. Bạn cần xem xét tính hợp lý để có thể đưa ra thỏa thuận phù hợp với người bán.
- Thẩm định 2 lần: Có thể bạn nghĩ việc này không cần thiết, thế nhưng đây là kinh nghiệm khá hay của nhiều người. Bạn có thể nhờ một đơn vị thẩm tra khác hoặc nhờ một người quen có chuyên môn thẩm định lại 5 điểm trên. Việc này có thể tốn kém hơn, nhưng mang lại hiểu quả tích cực. Dù có giỏi tới đâu thì con người vẫn khó tránh khỏi sai sót, nhất là trong việc tìm hiểu cả một công trình. Thẩm định lần 2 là không thừa trong những quyết định lớn như việc mua nhà.
Kinh nghiệm mua nhà đất mà bạn cần biết
Mua bán nhà đất không phải là một việc đơn giản, nếu không có kinh nghiệm mua nhà đất bạn rất dễ gặp phải những rủi ro như mua phải mảnh đất không tốt, giá bán quá cao, mảnh đất pháp lý, giấy tờ không rõ ràng… Những lưu ý khi mua đất dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những vướng mắc không đáng có.
- Lựa chọn vị trí nhà đất: Đối với bất động sản, vị trí địa lý là yếu tố hàng đầu quyết định đến giá trị, tiềm năng của nó. Khi mua bán nhà đất cũng vậy, dù là để ở hay đầu tư chúng ta cũng cần xem xét kỹ vị trí của nó. Thứ nhất là mảnh đất có nằm tại trung tâm, gần các trục đường lớn hay không? Tùy theo nhu cầu và điều kiện tài chính để bạn lựa chọn. Tuy nhiên theo kinh nghiệm mua đất nền, nhà đất nếu không đủ tài chính để lựa chọn mảnh đất ở vị trí đắc địa bạn cũng nên chọn nơi có giao thông đi lại thuận tiện, cơ sở hạ tầng hoàn thiện.
Xem thêm : Các bài viết hay nhất về nội thất phòng thủy cho gia đình
- Tìm hiểu thật kỹ tính pháp lý của căn nhà: Một trong những kinh nghiệm mua nhà đất mà chúng ta không thể bỏ qua đó chính là kiểm tra tính pháp lý của lô đất, căn nhà. Rất nhiều người vì thiếu kinh nghiệm, mua bán gấp gáp không chịu tìm hiểu kỹ trước đó mà gặp không ít rắc rối về giấy tờ pháp lý, ảnh hưởng rất lớn đến giá trị nhà đất đặc biệt là khi muốn làm thủ tục sang nhượng quyền sử dụng đất. Bạn đừng quá tin tưởng vào lời những người môi giới, tất cả đều cần phải rõ ràng được pháp luật chứng thực. Cụ thể ở đây chính là sổ đỏ nhà đất. Bạn cần phải kiểm tra thật chi tiết, kỹ lưỡng đảm bảo giấy tờ là thật chứ không phải giả mạo. Ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu xem nhà đất đó có nằm trong kế hoạch quy hoạch đô thị hoặc tại địa phương hay các vấn đề tranh chấp hay không
Lời kết
Việc mua nhà cũ nói riêng và mua nhà đất nói chung, dù để ở hay đến kiếm lời thì vẫn luôn hàm ẩn những rủi ro đáng tiếc. Do vậy, mỗi người mua hãy suy xét thật kĩ trước khi quyết định một vấn đề liên quan đến nhà đất. Hi vọng, những kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp ích khi bạn có nhu cầu. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì bạn vẫn luôn là người chủ động trước mọi vấn đề. Tham khảo các sản phẩm khóa cửa vân tay thông minh cho ngôi nhà của bạn thêm an toàn, hiện đại tại đây!!
Xem ngay: Top 10 khóa cửa điện tử giá rẻ được ưa chuộng nhất trên thị trường