Trong quá trình cung cấp và lắp đặt khóa cửa điện tử, Kitos Vietnam nhận thấy có khá nhiều khách hàng tỏ ra bối rối trong việc làm lễ cúng nhập trạch, chuyển bàn thờ sang nơi ở, văn phòng mới cho tiện thờ cúng, chăm sóc bát hương. Kitos Vietnam xin phép được cung cấp tới bạn một số kiến thức cần biết khi có ý định chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới, tránh phạm vào những điều cấm kị gây nên những ảnh hưởng không tốt về sau.
– Bước 1: Xem và chọn ngày tốt, phù hợp với năm tuổi của gia chủ để xin dọn và chuyển bàn thờ đi thờ cúng tại nơi khác.
– Bước 2: Sắm lễ hoa quả, trầu rượu, tiền vàng…
Lưu ý: Chuyển bàn thờ nào thì sắp mâm cúng phù hợp với bàn thờ đó. Ví dụ bàn thần tài thì sắp rượu, xôi gà, còn bàn thờ phật thì sắp hoa quả, bánh kẹo.
– Bước 3: Khấn xin các vị thần linh và tổ tiên cho phép dọn dẹp và chuyển bàn thờ tới nơi thờ cúng mới.
Nếu gia chủ đã mời thầy về cúng thì thuận theo thầy, còn nếu gia chủ có ý định tự khấn thì chỉ cần khấn sao cho đầy đủ thông tin tên, tuổi, gia chủ, lý do khấn thật thành tâm thật ngắn gọn, không nên dài dòng.
– Bước 4: Tàn hương thì bái tạ rồi lần lượt hạ các đồ vật xuống để bắt đầu chuyển bàn thờ. Tùy gia chủ mà quyết định có giữ lại bát hương để đem về nhà mới hay không.
Nếu đã quyết định bỏ bát hương thì có những cách sau:
Thông thường hai cách đầu là thông dụng nhất, vì không phải chùa nào cũng còn dư chỗ để nhận bát hương kí gửi. Tuy nhiên, Kitos Vietnam khuyên các bạn nên đem chôn bát hương ở gốc cây nếu có ý định đem bỏ, bởi nếu đem vứt trôi sông sẽ có thể gây thương tích cho người khác.
Đối với bàn thờ cũ, thông thường người ta sẽ đem đốt, hốt tro và đem rải ở sông. Hiện nay nhiều người thường đốt lấy tro, gom lại rồi đem vứt ở bãi tập trung rác thải. Cách làm này giúp bảo vệ môi trường sống của các loài động vật được tốt hơn.
Cho dù không di chuyển bàn thờ và bát hương sang nhà mới mà đem bỏ đi bằng cách nào đi chăng nữa, bạn cũng nên lưu ý tới việc bảo vệ môi trường, tránh vứt bừa bãi, vừa ảnh hưởng không tốt tới hậu vận bản thân, vừa gây ô nhiễm xung quanh.
Không vứt bàn thờ, bát hương cũ lung tung, vừa ảnh hưởng bản thân, vừa ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Khi nào thì có thể xin chuyển bàn thờ sang nhà mới tiếp tục thờ?
Chú ý: cần lau rửa sạch sẽ trước khi chuyển bàn thờ qua nhà mới.
Sau khi lau rửa sạch sẽ, di chuyển bàn thờ đến nhà mới và lắp theo hướng phong thủy. Các bát hương cũ phải đặt tại các vị trí tương ứng tại nhà cũ, tốt nhất gia chủ nên đánh dấu các bát hương từ trước. Tiếp theo là sắm sửa và làm lễ nhập trạch.
Sau khi chuyển bàn thờ sang nhà mới cần sắp mâm cỗ bày cúng gia tiên làm lễ nhập trạch
Trong trường hợp này, bát hương cũ phải được đập vụn, đào hố chôn sâu dưới gốc cây, không được vứt lung tung gây tai nạn cho người khác.
Sau khi chuyển bàn thờ đến nhà mới, phải lắp và kê lại cẩn thận. Gia chủ mời thầy bốc lại bát hương và ghi lại tờ dị hiệu khác.
=> Xem thêm: Những điều kiêng kỵ khi làm cổng nhà bạn nên biết
Sử dụng bàn thờ mới, bát hương mới khi bàn thờ cũ đã hư hại nhiều, bát hương đã ghi rõ địa chỉ nhà cũ cần phải thay mới, hoặc là do cần phải lắp đặt bàn thờ hoặc án gian sao cho phù hợp với không gian và phong thủy nơi chuyển bàn thờ đến.
Bước cuối cùng sau khi đã làm lễ nhập trạch là thắp hương liên tục trong 7 ngày (nên thắp hương vòng, hoặc để đèn đỏ sáng liên tục), hằng ngày thay nước và hoa.
Sau khi chuyển bàn thờ và cắm chân hương vào bát hương mới thì tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển, chỉ tới ngày cuối năm, gia chủ làm lễ hóa vàng thì mới xin phép được dọn dẹp những chân hương cũ, lau dọn vệ sinh cho sạch sẽ.
Nếu sử dụng lại bát hương cũ, cần chú ý sử dụng tiền âm lót xuống bìa cát tông hoặc hộp giấy, đồ chứa sạch rồi đặt bát hương vào trong, đậy kín và lấy băng dính bọc lại. Tuyệt đối không được để bát hương lộ thiên khi di chuyển bởi theo quan niệm, nếu bát hương để hở, vong vãng lai sẽ nhập vào, vô tình khiến gia chủ không thể thờ cúng tổ tiên mình mà lại đi thờ người lạ.
Trước khi chuyển bàn thờ, cần lấy khăn sạch nhúng với rượu trắng pha loãng với gừng đập dập lau qua bát hương, chân đèn,… lặp lại tương tự sau khi lắp chuyển bàn thờ đến nhà mới.
Bàn thờ tại gia nên đơn giản, cân đối, tránh lòe loẹt, cầu kỳ như bàn thờ ở đền, chùa, miếu mạo.
Trên đây là những điều cần biết khi có ý định chuyển bàn thờ, bát hương từ nhà cũ sang nhà mới. Kitos Vietnam hy vọng bài viết này có thể giúp đỡ bạn phần nào. Nếu cần, bạn có thể tham khảo thêm những bài viết cùng chuyên mục khác của Kitos tại website Kitos.com.vn
Chúc các bạn thành công !
Xem thêm : Các bài viết tư vấn nội thất phong thủy đẹp tại đây